Lối chơi F.C._Barcelona

László Kubala.

Lối chơi của FC Barcelona mang ảnh hưởng của yêu cầu của các socis luôn đòi hỏi đội phải thắng với lối chơi hấp dẫn[14][21]. Yêu cầu này thường được cho là bắt đầu từ khi László Kubala gia nhập câu lạc bộ, người trong một thập niên (1951-1961) dẫn dắt lối chơi blaugrana[15][22]. Ngay cả khi Helenio Herrera dẫn dắt đội, người nổi tiếng trong thập niên 1960 với chiến thuật catenaccio, phòng ngự bê-tông, khi cầm Barça từ năm 1958 cho đến năm 1960 cũng đã áp dụng chiến thuật 4-2-4 thiên về tấn công và lối đá đẹp, xoay quanh bộ ba có tốc độ và kỹ thuật điêu luyện là: Kubala, Sándor KocsisLuis Suárez[23], cầu thủ Tây Ban Nha đầu tiên đoạt Quả bóng vàng châu Âu năm 1960.

Năm 1971, sau một thập kỷ không thành công, chủ tịch Agustí Montal Costa đã mời huấn luyện viên người Hà Lan Rinus Michels, người vừa dẫn dắt Ajax Amsterdam tới chức vô địch Cúp C1 châu Âu. Michels mang đến Barcelona triết lý " bóng đá tổng lực ", dựa trên những đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật cơ bản sau: kiểm soát và giữ bóng, liên tục di chuyển và lối chơi một chạm[24]. Nó giống với một tư duy, một cách chơi bóng hơn là một chiến thuật, bóng đá tổng lực có một đòi hỏi: tất cả các cầu thủ cùng thủ và cùng công. Michels đòi hỏi các cầu thủ của mình di chuyển sao cho phù hợp với các khoảng trống mà đối phương lộ ra, dựa vào tư duy chiến thuật di chuyển, sự hiểu nhau qua rèn luyện cùng với sức bền thể lực. Đội thường đá với sơ đồ 4-3-3, tất cả các cầu thủ đều phải có khả năng cùng tất công hay lùi về phòng ngự mọi lúc. Những cầu thủ chạy cánh, được hỗ trợ bởi những hậu vệ cánh lên tham gia tấn công, dùng hai biên để tận dụng tối đa chiều ngang của sân bóng, làm lộ khoảng trống trong hàng phòng ngự của đối phương[25].

Sau khi chiêu mộ được Quả bóng vàng châu Âu người Hà Lan Johan Cruijff vào năm 1973, Barça đã tìm được một cầu thủ đủ tầm để dẫn dắt lối chơi này. Dù với thành tích khá khiêm tốn để lại khi họ ra đi năm 1978, đội dẫn dắt bởi bộ đôi Michels và Cruijff vẫn là một huyền thoại trong mắt cổ động viên Barcelona vì nó khiến họ tự hào, điều này diễn ra đồng thời với sự hồi sinh của chủ nghĩa độc lập xứ Catalunya và sự sụp đổ của chế độ Franco[22].

Luis Suárez Miramontes, cầu thủ đầu tiên của Barca đoạt danh hiệu QBV

Sau một thời gian đội thi đấu không thành công, chủ tịch Núñez đã mời huấn luyện viên người Đức Udo Lattek, một trong những huấn luyện viên giàu thành tích nhất thời điểm đó. Chiến thuật gia nổi tiếng với triết lý khai thác tối đa các sai lầm và lỗ hổng của đối phương, ông xây dựng một lối chơi trực diện và quyết liệt cho Barcelona, và đòi hỏi một nền tảng thể lực sung mãn[26], triết lý này không hợp với ngôi sao của blaugrana lúc đó là Maradona. Mặc dù đoạt được 3 chiếc cúp, trong đó có Cúp C2 châu Âu ngay trong mùa giải đầu tiên nắm đội, nhưng Lattek cũng vẫn bị thay thế bởi huấn luyện viên người Argentina César Luis Menotti, nhà cầm quân vô địch World Cup 1978. Menotti xây dựng một lối chơi phối hợp nhỏ và kỹ thuật, tiến tới kiểm soát bóng tốt, và đòi hỏi toàn đội phải đá rát để thu hồi bóng nhanh. Lối chơi không ngại va chạm này lên đến đỉnh điểm trong trận đánh nhau trên sân giữa cầu thủ đội Barcelona, do Maradona dẫn đầu, với cầu thủ đội Athletic Bilbao trong trận chung kết Cúp nhà vua năm 1984.

Năm 1984, đến lượt huấn luyện viên người Anh Terry Venables tới thử vận. Ông mang đến một thứ bóng đá toàn khối kín kẽ theo sơ đồ 4-4-2[27], một đội hình rất chắc chắn và hiệu quả[22]. Điều này giúp Barça vô địch quốc gia lại lần đầu từ năm 1974, cũng như lọt vào chung kết Cúp C1 châu Âu vào mùa giải sau đó. Nhưng sau thất bại của FC Barcelona trong trận đấu đó trước Steaua Bucarest (đội không ghi được bàn nào, hòa 0-0, rồi thua 0-2 sau loạt sút luân lưu), tiếp liền với việc để Real Madrid vô địch quốc gia ở mùa giải ngay sao đó, dù được tăng viện LinekerHughes, Venables bị sa thải vào năm 1987[22].

Vài tháng sau đó, Johan Cruijff quay trở lại câu lạc bộ, lần này là với tư cách huấn luyện viên. Ông muốn áp dụng đúng công thức của thầy mình là Michels[28]: bóng phải được chuyền ban nhanh, các cầu thủ liên tục di chuyển[27], các cầu thủ phải bọc lót cho nhau và tận dụng hai cánh để bao tối đa diện tích của sân[22]. Ông thay đổi nhiều nhân sự đội, kết hợp những cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo của câu lạc bộ với một số ngôi sao ngoại quốc hợp với lối chơi này. Các cầu thủ được di chuyển khá tự do, họ phải tận dụng để tối ưu hóa lối chơi của tập thể[27]. Chiến thuật 4-3-3 như thời Michels, có thể biến chuyển thành 3-4-3 khi cầu thủ libero Ronald Koeman dâng cao lên tiếp viện cho tuyến tiền vệ. Josep Guardiola phân phối bóng cho tuyết trên bao gồm LaudrupStoitchkov ở hai cánh và trong phong Salinas, người sau đó được thay thế bởi Romário. Đội có nhiều năm thống trị bóng đá Tây Ban Nha, kèm với một chức vô địch cúp C1 châu Âu năm 1992, á quân Champions League năm 1994 (thua AC Milan). Cruijff rời đội vào năm 1996[22].

Ronaldinho.

Sau một thời gian ngắn tương đối thành công dưới triều đại của Bobby Robson, huấn luyện viên người Hà Lan Louis van Gaal, đang trên đỉnh cao của sự nghiệp sau chức vô địch Champions League năm 1995 với Ajax Amsterdam được mời về đội. van Gaal áp dụng chiến thuật sở trường của mình, đội hình thi đấu với sơ đồ 3-4-3, đá pressing cao và triển khai nhiều tấn công từ hai cánh[22], khá giống với sơ đồ dưới thời Dream team của Cruijff. Hàng công có nhiều tài năm như Figo, RivaldoLuis Enrique, cùng với các ngôi sao người Hà Lan như Kluivert, đội dành hai chức vô địch Liga liên tiếp vào các năm 1998 và 1999, nhưng không có thành tích nào khả quan trên đấu trường châu Âu, vì một hàng thủ khá mỏng. van Gaal bị sa thải năm 2000.

Năm 2003, chủ tịch Laporta giao đội cho Frank Rijkaard. Ông mang ảnh hưởng của Cruijff, người từng dẫn dắt ông khi còn là cầu thủ ở Ajax, và chiến lược gia người Ý Arrigo Sacchi. Lối chơi dưới thời Rijkaard dựa vào việc pressing rất cao, các tuyến xích lại gần nhau, đòi hỏi thu hồi bóng nhanh nhất có thể[22]. Lối chơi của Barcelona khá giống với lối chơi toque của các đội bóng Nam Mỹ, đá nhanh và ngắn[22]. Đội đá với sơ đồ 4-3-3 đặc trưng của mình giống với thời Michels, xoay quanh một tuyến giữa ba người có kỹ thuật cá nhân tốt, bền sức và có tư duy chiến thuật cao (Deco, Xavi, Edmilson...). Bộ ba này cầm nhịp cho toàn đội, sau đó mở bóng cho cầu thủ phía cánh là MessiRonaldinho, được yểm trợ bởi hai hậu vệ cánh, hoặc trực tiếp cho trung phong Eto'o[21]. MessiRonaldinho được quyền di chuyển tự do, toàn đội có chức năng bọc lót cho họ[21]. Đội đạt được kết quả rất tốt từ năm 2004 cho đến năm 2006, với đỉnh điểm là chức vô địch cúp C1 năm đó, sau đó thành tích tạm thời đi xuống với giảm sút phong độ của một số trụ cột.

Người thay thế Frank Rijkaard là huấn luyện viên đội trẻ FC Barcelona B khi đó, Pep Guardiola.[29] Guardiola, người trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của Barça xây dựng lới chơi tiki-taka cho đội, lối đá đặc trưng mà mỗi cầu thủ trẻ ở La Masia được rèn giũa. Guardiola cũng bán đi Ronaldinho và Deco, và xây dựng Barcelona xung quanh bộ ba Xavi, Iniesta và Messi.

Đội bóng dưới triều đại Guardiola được coi như đạt đến đỉnh cao của bóng đá thế giới, như nhận xét của Carlos Alberto Parreira, huấn luyện viên đội tuyển bóng đá quốc gia Brasil vô địch World Cup 1994. Vào thời điểm tháng 12 năm 2010, Parreira coi FC Barcelona là đội bóng hay nhất thế giới vì nó phát minh ra một lối chơi và tiếp cận bóng đá mới. Với Parreira, những thành công của Barça dựa vào 6 điểm chính: tính thủ lĩnh của đội trưởng Carles Puyol trên sân, tố chất thủ lĩnh của Pep Guardiola ở ngoài sân, tài năng của hai cầu thủ dẫn dắt lối chơi là Xavi và Iniesta, sự hiệu quả trước khung thành của MessiVilla, cũng như những đóng góp của Pedro Rodríguez khiến đội có thể áp đặt lối chơi của mình trước mọi đối thủ[30].